Cảnh rộng đầu phim Antibio Pro. Một trong những cảnh rộng nhất trong phim, khu vực dựng set này cũng khoảng 3m cao, 5m ngang nằm giữa một phòng studio khoảng 40m2 với rất hệ thống đèn đóm để mô phỏng ban ngày. Shoot trên phông xanh và sau đó key bầu trời làm bằng chất liệu đất sét. Dùng generative fill để outpaint mở thành một cảnh siêu rộng.
Tấm nhỏ gen từ MJ – Nàng Jeanne xứ Arc xông trận giữa đoàn quân. Sau đó dùng generative fill trong Photoshop beta để biến thành bức tranh dài, có thể dùng như bích hoạ hoặc matte painting cho một đại cảnh epic cũng không phải ý tồi. Detail lúc đấy không quan trọng bằng không khí mà quang cảnh tạo nên. Tuy nhiên, tui nghĩ về lâu dài, năng lực tính toán cũng như các mô hình AI cải tiến sẽ cải thiện được phần chi tiết sớm thôi.
Nó có sẵn trong máu mỗi người rồi. Gần đây tui đọc được một bài viết về giải thưởng, thi thố tài năng. Cũng đã thi, cũng đã rớt, nhiều lần và là bấy nhiêu lần tặc lưỡi thôi kệ, thi cho biết với người với đời, vui là chính, không áp lực gì, blah blah blah. Lý lẽ của người thua nó cũng như lý lẽ của người thắng thôi, thua hay thắng thì nói gì chằng được. Có điều, cái máu ganh đua nó có sẵn trong mỗi người rồi. Creative thì còn “máu chó” hơn nữa. Nên cứ vậy đi, máu chó lên. Thi đấu mà không nhắm đến chiến thắng thì thôi khỏi thi cho khỏe đầu. Thắng thì ăn mừng, thua thì tỉnh táo.
Danh tướng Napoleon hành quân vượt dãy Alps tấn công nước Ý.
Độ chính xác của thông tin mà chatGPT cung cấp luôn là vấn đề được nêu ra khi có một ai đó, một bài báo nào đó thể hiện sự nghi ngại về khả năng của công cụ AI này. Không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Điều gì làm bạn tin rằng thông tin bạn tiếp nhận từ sách, báo, báo điện tử, những công cụ search khác là chính xác? Ngoài niềm tin rằng nguồn thông tin đó là chính xác thì bạn đâu còn gì vững chắc để tin đâu?
Gần đây tui có ý định làm một bảng tổng hợp bộ skill set – bộ kỹ năng mà một người làm công việc creative cần rèn luyện, ờ thì chính xác là nhánh art và copy. Tui rất sợ và cũng rất ghét dạy đời, nên mục đích của bảng tổng hợp này, trước là để cho mấy đứa trong team tham khảo, sau là để tự ôn tập lại coi bản thân. Cái phát hiện là khi liệt kê ra thì sao nó nhiều dữ. Cái này nối với cái kia, unlock cái nọ, y như bảng luyện skill nhân vật trong các game nhập vai Diablo, Skyrim đồ. Không có tham vọng làm nhà giáo dục, nên thôi thì làm cái bảng này, ai coi được thấy hay thì coi, ai áp dụng được làm kim chỉ nam kim chỉ kim khâu gì đấy thì cứ áp dụng thôi. Nói chung, rọi được một ánh đèn dù le lói vào cái thế giới nội tâm, tâm linh, tâm thần của creative thì nó cũng thú vị. Tui thì thấy thú vị, còn người khác có thấy vậy không thì tui hổng bàn nha.
Tranh thủ mỗi khi có chút thời gian rảnh rỗi trong ngày, hoặc trước khi đi ngủ, còn chút sức lực sót lại, tui lại ngấu nghiến chủ đề AI. Công nhận, mọi thứ diễn ra nhanh thật. ChatGPT-3 của OpenAI ra mắt được 2 tháng, hơn 100 triệu người dùng. Giờ thì trải nghiệm ChatGPT dễ dàng hơn hồi mấy tháng trước, đổi IP, xài VPN cũng không tài nào lách luật mà thử dùng được. Rồi dùng đến các account lậu cũng không đã tí nào. Đến khi có Poe, thì thế giới họ đã trải nghiệm xong hết rồi. Thôi kệ, có xài là ngon rồi.
Hồi bập bẹ học lập trình, khái niệm vòng lặp For-do, For-while, If-else, repeat-until… nó rất meh, ok nói chung là hiểu, áp dụng làm bài tập vậy thôi chứ không có gì ấn tượng. Nhưng có lần tui đột nhiên thấy nó trở nên hấp dẫn vô cùng: đó là lần vô tình tạo ra vòng lặp vô tận làm tràn bộ nhớ đệm và đứng máy, Đ-ứ-n-g-m-á-y! Eu-rê-ka, thực ra là a-du-ma đỉnh vậy ta. Tui làm crash máy đó bà con, ngầu chưa, tui hạ được cái máy đó đó, đi khoe các kiểu, xong bị chửi 🥴.
Là những con chó bên dưới hả? Ồ không, dịch thoáng thì chắc có lẽ là những kẻ ở ‘chiếu dưới’, người yếu thế, rộng ra là những người không đáng chú ý, nằm ngoài vùng spotlight, sống trong bóng tối của mờ nhạt và quên lãng. Quào, vậy thì tốt lắm luôn á – một môi trường sống tuyệt vời, lành mạnh cho người hướng nội và mấy con ma cà rồng.
Emotional damage! Ồ, như cơm bữa ấy mà. Kín sẹo luôn ấy chứ. Làm creative thì xác định là chịu đủ thứ emotional damage. Thua pitch dù tin chắc là bài hay này, tin đồng nghiệp nói xấu mình ‘vô tình’ lọt đến tai mình, bị khách, manager trực tiếp, gián tiếp các kiểu quở trách này, con bồ, thằng bồ dỗi này, con mèo, con chó chán ăn hạt khô đòi ăn pa-tê đắt đỏ này, con gundam vừa ráp xong vô tình làm rớt bị lọi cái tay nay… Đủ thứ luôn á má ơi.
‘Creative có i-gồ to lắm’, ‘creative thì emotional ồ lắm’, ‘creative ặc-tít lắm’, ‘tính nghệ sĩ quá’, ‘đồ lập dị’..
Ừm xin lỗi, khác gì câu miệng đời hay buông câu ‘ồiisss đàn bà’ diễu cợt, chế nhạo phụ nữ đâu nhỉ. Đàn bà thì làm sao? đàn bà đẻ ra đàn ông à? Đàn gì cũng phải gọi đàn bà là mẹ, gọi mẹ thì phải tôn trọng mẹ nhé, không thì bị gọi là hỗn láo. Hỗn láo thì mẹ vả mày không trượt phát nào.