Mùa sản xuất 2021

East German police sprayed water on West Germans as they broke through the wall at the Brandenburg Gate in Berlin on Nov. 11, 1989. Credit: Anthony Suau

Mùa sản xuất, mùa chạy project cuối năm lúc nào cũng là mùa sôi động nhất trong năm. Ngoài chuyện những chiếc pitch chóng vánh, chốt hạ chớp nhoáng còn nhanh hơn các năm trước, thì năm nay tui thấy thêm được nhiều điều.

Shoot 24 giờ và còn tệ hơn

Không hiếm trong mùa này, tui nghe kể về những chiếc shoot liên tục 24 tiếng, 27 tiếng, 36 tiếng… Bào sức người lẫn sức máy móc đến cùng kiệt, người ta nhắc đến chuyện đó thản nhiên đến nỗi đáng ngạc nhiên. Đầu tháng 1, tui có nghe phong thanh đâu đó, một liên minh của những nhà cho thuê thiết bị lớn đã hình thành ‘hiệp ước’ chống O.T 14+2, nghĩa là ngày làm việc 14 tiếng, +2 tiếng load, unload và dọn dẹp.

Một tín hiệu đáng mừng giữa đêm đen tuyệt vọng của việc nhận, chạy, ép job vô tội vạ. Tui cũng hy vọng sau ‘hiệp ước’ đó, mọi người, anh chị em vững tâm và đủ nghị lực để tôn trọng hiệp ước, không chỉ là bảo vệ nguồn lực máy móc mà còn bảo vệ nguồn lực con người của ngành sản xuất chúng ta.

Job chỉ định? cẩn thận đấy!

Hừm, nhiều khi đó là một chiếc rọ êm ái, nhưng bên dưới là hầm chông. Không có gì dễ dàng và cho không cả, ngay cả khi được bảo đảm bởi những mối quan hệ tương đối healthy. Hãy đề phòng với những job chỉ định, không cần pitch. Hãy đặt một số câu hỏi và tự mình tìm ra câu trả lời bằng một cách nào đó. Tại sao lại không cần pitch? Quy mô của bên khách hàng, quy trình, cấu trúc tổ chức? Người chỉ định kia có quyền hạn gì trong qui trình thực hiện, hay trong tổ chức? Mức độ quan hệ với người chỉ định? Có vấn đề gì không? Tại sao lại chỉ định? Tại sao là bạn chứ không phải một freelancer khác, một studio khác có khả năng tương đương? …

Và cuối cùng, hãy tin vào bản năng của mình. Nếu bạn cảm thấy project có vấn đề, tức là nó hẳn có vấn đề. Hãy mạnh dạn cắt bỏ những chiếc project như vậy để đỡ mất thời gian và cơ hội của bạn cũng như của team mình.

Bài toán lợi ích

Hãy trung thực nào, bạn có khả năng, người khác muốn có nó, họ muốn dùng thì phải trả tiền, hoặc trả bằng sự support qua lại. Anh support, giúp đỡ tôi lần này, tôi sẽ giúp lại anh lần sau. Và nếu chúng ta cùng đam mê, chúng ta là bạn. Nhưng nếu không, chúng ta chỉ đơn giản là những người sử dụng dịch vụ, tài năng và mối quan hệ của nhau để đạt được mục đích cho bản thân.

Hãy trung thực nào, rằng các mối quan hệ trước hết xây dựng trên uy tín, sự tin tưởng lẫn nhau. Một khi sự tin tưởng lụi tàn đi, chúng ta chỉ còn lại những ký ức đẹp đẽ, và hiện tại là một bức tường chắn giữa chúng ta.

Role của agency trong MV của artist là gì?

Câu hỏi một ai đó hỏi tui, trong một lần nói chuyện, cụ thể hơn nữa là role của Creative trong một project brand làm với artist là gì? Tự nhìn lại vài MV đã làm và mở rộng ra những project làm việc với artist. Tui mạn phép trả lời (theo ý tui) đó là bảo vệ artist khỏi những đòi hỏi, can thiệp vào concept, treatment đạo diễn và process sản xuất MV – nghe cao cả, đạo đức ghê hen? và đồng thời giúp account team và brand team tận dụng được hình ảnh, ảnh hưởng của artist làm cho thương hiệu được chú ý tới và thông điệp của nhãn hàng được truyền đạt đến công chúng. Nghe ba phải nhỉ. Nhưng ờ, việc của tui là vậy đó man, cân bằng giữa các bên, và tui không nghĩ có vị trí nào khác làm việc này thích hợp hơn creative và đạo diễn cả. Tin hay không, tuỳ bạn.

Cũng nhiều khi creative bị hiểu lầm kiểu, trong mắt producer của PH, đại diện artist và đôi khi cả đạo diễn thì creative là đứa hay kiếm chuyện và đòi hỏi, không phải phe ta, còn trong mắt account và brand team thì creative là đứa mơ mộng thái quá, không có óc thực tế.

Nếu đúng thế thì mọi người không đánh giá đúng năng lực của creative rồi, nhưng nói chứ cũng có những creative như vậy thật 🙃. Không phủ nhận.

Process will save your ass!’

Giữa một buổi shooting, account ngoắc tui ra và nói chuyện rằng tui nên proactive nói chuyện với khách hàng nhiều hơn, rằng nên ‘thể hiện’ nhiều hơn để khách hàng họ thấy role của agency nhiều hơn ở buổi shoot. Tui ‘Ồ’ lên môt tiếng, và giải thích rằng nhiệm vụ của creative khi on set là check flow, check khung hình, check những thứ liên quan đến brand, mọi thứ liên quan đến PPM và đôi khi là giúp producer, đạo diễn bán shot khi cần, tư vấn cho khách về những thứ liên quan đến sáng tạo, đến qui trình sản xuất (nếu creative đó đã nắm rõ về qui trình sản xuất).

Chứ không phải nói chuyện phiếm với khách hàng hoặc tìm cách ‘thể hiện’ role của agency.

À mà thực sự có những creative hoạt ngôn, có tài ăn nói hùng biện, đó là một ưu điểm lớn mà các creative khác chỉ có thể mơ tới, tuy nhiên, nói chuyện phiếm không phải nhiệm vụ của creative khi on set.

Làm ơn, hãy để creative làm đúng việc của mình. Và creative ơi, hãy nắm thật chắc process để tự bảo vệ mình trước những yêu cầu bs như vậy, nếu không bạn sẽ phải oằn người, ôm vào người đủ thứ căng thẳng để làm-việc-thay-cho-người-khác. Process will save your ass.

Stop motion không rẻ và cũng không nhanh

Cái này nói hoài luôn.

Phim ngắn kể chuyện và branding dài 120 phút, dựng set crafting nhiều loại chất liệu, có đại cảnh và tạo hình nhân vật đặc biệt, nhựng producer báo lại, khách và production house chỉ đồng ý cho shoot trong 2 ngày (…) Tui cũng ráng kiên nhẫn giải thích về process làm phim stop motion và kể về những bộ phim và tui và crew thực hiện. Tui đoán, mọi người lúc đó chắc cũng ngạc nhiên (và cả khó chịu nữa) rằng tại sao phải tốn nhiều thời gian như thế để làm chừng ấy thứ. Nhưng thực tế nó là như thế bạn tôi ơi.

Stop motion (hầu hết) không thể làm nhanh và cũng không rẻ tiền 🤧🙏.

16.01.2022, An Phú, Sài Gòn. Cập nhật 08.02.2022

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s