Về ảnh đen trắng

Một người bạn có gợi ý viết về chủ đề ảnh đen trắng, viết về lý do tại sao tui thích chụp ảnh đen trắng. Trời mẹ, nói thiệt là tui cũng không biết tại sao nữa, có bao giờ nghĩ đến đâu, chắc đơn giản là thích thôi chứ vì sao thì, nhưng âu cũng là chủ đề thú vị 🤔…

Thế là tui bắt đầu thử suy nghĩ về chủ đề này, tìm đọc những bài viết, bài phỏng vấn của nhiều photographer khác, nhớ lại những bài tui từng đọc và tâm đắc. Đọc lại để tìm kiếm những ý kiến tương đồng, đồng âm chứ không phải vay mượn quan điểm của người khác.

Processed with VSCO with fn16 preset
Processed with VSCO with fn16 preset

Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã tiếp xúc với ảnh đen trắng từ nhỏ. Khi nhìn người lớn trong nhà đọc báo ra hằng ngày, ảnh đen trắng đã ở đó, nổi bật giữa những dòng tít lớn và cơ man nào là chữ. Thời những năm 80-90, báo chí cực kì phổ biến, công nghệ in cũng tiến bộ dần, nhưng in màu vẫn là thứ đắt tiền, dành cho những tạp chí thời trang và hàng xa xỉ hào nhoáng, còn lại, mọi thứ đều là ảnh trắng đen đẩy ‘tram’*.

* tram là tên địa phương của các đốm mực lớn nhỏ, half-tone chồng lên hoặc nằm gần nhau để tạo ra sắc độ xám-đen mong muốn cho tấm ảnh.

Life-Magazine-1990-Fall

Rồi sau này lớn lên, có những lần lê la ở các tiệm sách cũ trên đường Trần Huy Liệu, lâu lâu hay tìm thấy những cuốn sách ảnh của Life, trang bìa là những tấm ảnh trắng đen nổi tiếng nói về một sự kiện nào đó. Tui còn nhớ mang máng bức ảnh của hai vợ chồng tổng thống Kennedy, JFK trên một chiếc xe diễu hành, cả hai đang ngoảnh đầu lại nhìn về hướng người chụp/người xem. Và còn nhiều bức hình của Life khác nữa cũng rất đẹp, ảnh của Life mang tính tường thuật. Rồi cũng từ những tiệm sách cũ tui biết đến National Geographic với logo vàng đen cùng những tấm ảnh động vật hoang dã rất đẹp, rất ấn tượng hoặc cảnh vật rất hùng vĩ ở đâu đó trên địa cầu.

Rồi Internet băng rộng phổ biến hơn, tui bắt đầu làm quen với đồ hoạ vào khoảng cuối năm cấp 2. Và tấm ảnh lần đầu tiên tui thực sự làm photoshop cũng là một tấm ảnh trắng đen, thực ra là ảnh grayscale ngả vàng sepia, chụp một đội commando, tui đã cắt hình tui và mấy đứa bạn thay vào đó.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Tui bắt đầu nhận ra rằng, ảnh trắng đen cho người xem cảm giác đơn giản bởi nó chỉ có vùng tối và vùng sáng, tất cả các màu khác đã bị loại bỏ, bị chắt lọc đi, biến thành nhiều sắc độ trên thang từ trắng tới đen: các sắc độ xám. Ảnh đen trắng có thể làm cho người xem thấy thoải mái vì tính đơn giản của nó. Không còn màu, người ta chỉ phải chú ý vào các khối, mảng hình ảnh sáng-tối, những hoa văn (pattern) lặp đi lặp lại (tui có hơi nghiện pattern), bắt đầu bằng giải mã ngữ cảnh, trong ảnh có những ai, họ đang làm gì, vui hay buồn, họ đang ở đâu, lúc nào, rồi các chi tiết thứ cấp, quần áo, tóc tai, đẹp xấu…

Bạn có để ý những bức ảnh kinh điển, nổi tiếng nhất, được nhắc tới nhiều nhất đa phần là những bức ảnh đen trắng không? Tui cũng tự hỏi điều tương tự, dù thực tế là cùng thời với những bức ảnh đó, phim ảnh màu cũng đã dần trở nên phổ biến rồi. Có thể là do thị hiếu của giới hàn lâm thích ảnh đen trắng, hoặc do một nguyên nhân khác là não người thích những gì đơn giản nên ảnh đen trắng được ưa chuộng. Có thể đúng mà cũng có thể sai.

Tui thích thể loại ảnh đường phố – street photography, một thể loại ảnh báo chí journalism mô tả đời sống thường nhật, của kể chuyện, nơi cuộc sống và con người là nguồn khai thác vô tận.

Dù bản thân chưa bao giờ thực sự thích tiếp xúc, đúng hơn là đi bắt chuyện, small-talk, tám nhảm xã giao với người lạ (hoặc lẫn không lạ)… Nhưng tui lại có thiên hướng thích chụp người hơn là chụp cảnh vật hay tĩnh vật. Tui thích quan sát người khác, trong lặng lẽ – nghe hơi ghê rợn rồi đấy, ok, nhưng không phải kiểu này -> 🤡🔪 đừng lo.

Tui chụp thử ảnh đen trắng và ảnh màu, tui thích ảnh đen trắng hơn bởi vì nó đơn giản, bắt được thứ tui cần bắt – nói chứ, tui nhận ra điều này khi cầm trong tay chiếc máy Olympus EM10 mark II có chế độ giả lập phim đen trắng.

Môi trường đường phố bản thân nó rất nhiều chi tiết, nó có thể gây rối mắt và rối trí. Nên để đảm bảo cho ý tưởng chủ đề đã lên sẵn trong đầu, tui chọn ảnh đen trắng cho ảnh đường phố. Trừ những trường hợp cần phải dùng ảnh màu, hoặc dùng tiết chế, nhưng quả thật, rất khó để kiểm soát màu sắc trong một tấm hình, trong khi phải để ý tới nhiều yếu tố khác, như thời điểm chụp, thông số máy, ẩn thân khi chụp, điều kiện ánh sáng, bố cục, nhịp thở, triệt tiêu độ rung khi bấm máy… Kiểm soát tất cả ngần ấy thứ trong tích tắc như decision moment như Cartier Bresson đề cập đến, tui nghĩ là không-thể, hoặc ít nhất lúc này là chưa-thể. Vì cuối cùng khả năng con người cũng hữu hạn, còn lại, để có một bức ảnh đẹp, hầu hết phó mặc cho may mắn.

Chụp street không như chụp trong studio, nơi bạn có hàng tá thời gian để chi li chỉnh sửa. Chụp street giống như kỹ thuật số, chụp được hoặc là không.

Processed with VSCO with a8 preset
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Chắc bởi vậy nên ảnh đường phố đen trắng rất thú vị, ít nhất với tui.

Tui thích coi ảnh đen trắng của các sensei như Fan Ho, Garry Winogrand, Annie Leibovitz (cô này có chụp màu), Tatsuo Suzuki, cũng nhiều bậc thầy khác mà không nhớ nổi tên hết.

Khi chụp ảnh trắng đen, tui cũng học được khá nhiều thứ, về layout, về cách đọc ánh sáng, bóng đổ, làm cho bệnh nghiện pattern càng trầm trọng, kho hình trong máy đầy hơn, giúp người ta bán được nhiều thẻ nhớ, ống kính cũ và phim 35mm hơn. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển này.

Screen Shot 2020-04-19 at 1.07.44 AM

Và cuối cùng là ta có thể vẽ bậy lên một tấm ảnh đen trắng bằng các thể loại màu khi cần kể chuyện, thể hiện ý tưởng hoặc cảm thấy chán, muốn có chút màu gì đó.

 Mùa Tết dài nhất đời tui và đời nhiều người khác. An Phú, Sài Gòn, 19.04.2020

Instagram

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s