Nên chăng là chẳng có gen nào hết?

Hình minh họa bài thơ Làm anh trong sách tập đọc cũ.

Đôi khi tui nghĩ, có nên ngưng việc gọi gen Z là gen Z, hoặc Millenials, chả có gen nào hết. Labeling hay gán cho ý nghĩa vốn là bản năng của con người. Giống như dạng thẻ tag để phân loại thông tin trong một thư viện vốn sống khổng lồ mà một người thu nhận được, cao hơn nữa là đó là thư viện vốn sống, kiến thức của một cộng đồng người, của nhân loại nói chung.

Cách gọi gen Z, X, Y, Millenial, baby boomer… để chỉ các thế hệ sinh ra trong khoảng thời gian nào, từ đó xét đến thế hệ đó chịu ảnh hưởng bởi những sự kiện gì, hệ tư tưởng nào… Một cách học thuật, và định nghĩa này đến từ thế giới phương Tây, cách gọi baby boomer rất Mỹ, sau này còn có mang nghĩa chế nhạo, miệt thị. Châu Á nói chung không có chia thế hệ kiểu này – hoặc ít nhất là ở nước mình trước đây, đơn giản gọi là đời cha mẹ, đời ông bà, đời cố, tổ – gọi như vầy rõ trật tự và dễ quy chiếu đến người thân trong gia đình. Không biết nữa, nhưng tui nghĩ văn hóa Á tôn trọng người già hơn.

Đến giờ, giới marketing quảng cáo truyền thông đã mang gen Z trở thành từ phổ biến để chỉ thế hệ các bạn trẻ sinh khoảng cuối 1990 đến 2010 theo từ điển Oxford. Như bình thường, tui gọi mấy đứa là đàn em, thế thôi, sau này đàn em có con thì thế hệ đó gọi là thế hệ con cháu, cứ thế tiếp tới.

Gọi là đàn em thay vì gen Z, đàn anh, đàn chị thay vì là millenial, đàn con cháu thay vì gen quần què gì đó nghe nó tình cảm, gần gũi hơn chứ hả? Đấy, tác hại của mai thúy đ.. à, ý là toàn cầu hóa đấy. Tiếp thu cái mới cũng được thôi, dĩ nhiên, nhưng cũng vẫn nên nhớ cả những gì đã thuộc về cái gốc của mình.

Những gì thế hệ đàn em đang trải qua, tụi tui cũng từng trải qua, chỉ khác cái thời đó người ta không có kết nối nhiều và dễ dàng, tiện lợi như bây giờ. Tụi tui cũng trải qua những biến đổi về tâm-sinh lý, cũng nổi loạn, cũng thất vọng, cũng bị dòm ngó, phán xét, ôi dồi cũng đủ thứ hầm bà lằng drama cả. Nhưng rồi cũng qua, nhờ gia đình, nhờ bạn bè, nhờ những đàn anh đàn chị đi trước, đời cứ trôi và ta cứ đi qua. Chúng ta dìu dắt nhau qua những đoạn khó đó của cuộc đời, tui thấy văn hóa nước mình cũng zui mà. Làm anh khó đấy, tới giờ tui cũng nghĩ tui còn chưa làm anh đàng hoàng đấy 🥲.

Làm anh khó đấy
Phải đâu chyện đùa
Với em gái bé
Phải ‘người lớn’ cơ.

Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng

Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn

Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.

Phan Thị Thanh Nhàn

Sài Gòn, Đa kao, 2.1.2023

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s