Về làm ở nhà

Ghi chú: Bài này tui viết từ năm ngoái, trong đợt giãn sách đầu tiên khoảng tháng 4, nhưng đến hôm nay, 8-2021 mới hoàn thành. Phần vì tui cần thời gian để quan sát thêm và cũng không muốn người khác nghĩ là tui đang lên lớp, vốn không phải động cơ để tui viết.

Từ hồi đầu, khi đợt giãn cách xã hội trong tháng 4-2020 bắt đầu, các công ty thông báo cho nhân viên về nhà làm, tui nghĩ, chà, kiểu này mọi người sẽ được trải nghiệm làm việc như freelancer, thú vị đó. Giờ thì ai cũng có thể trải nghiệm những mặt tốt và cả những mặt xấu nữa, của chuyện làm ở nhà.

Nhiều thời gian hơn và cũng ít thời gian hơn

Nhiều thời gian hơn cho công việc và ít thời gian hơn cho gia đình và bản thân, ít nhất là trong thời gian đầu làm quen với LON/WFH. Mệt hơn đi làm bình thường, đúng, vì phải làm quen với một lô các công cụ làm việc từ xa, học thích nghi với process làm việc mới, qui định mới, học cách sắp xếp công việc mới, cách giao tiếp bằng những platform mới. Cực nhất là cứ ôm máy họp từ sáng đến chiều nghe những tiếng rít chói tai của mic hay nghe những âm thanh rè rè, từ những chiếc loa tích hợp cùi bắp trong laptop.

Đến nay thì những lóng ngóng, vấn đề kỹ thuật như thế này có lẽ đã được cải thiện và khắc phục rất nhiều rồi, từ phía developer lẫn những người sử dụng.

Thường là ở tuần thứ 2-3, khi mọi thứ bắt đầu vào guồng, process bắt đầu trơn tru hơn, thao tác máy móc cũng thuần thục hơn, lúc những vấn đề kỹ thuật nhạt dần thì bạn lại lờ mờ nhận ra một vấn đề khác: thời gian, thời gian cho công việc bị sử dụng quá nhiều, nói cách khác là bị lạm dụng. Những cuộc họp có vẻ dài hơn, vì ai cũng thoải mái hơn, không cần trang điểm, làm tóc, trong bộ đồ ngủ thả mình trên giường êm ái hay vắt vẻo trên ghế sofa, trái cây, đồ ăn vặt và kẹo dẻo trong tầm với. Đến khi kết thúc cuộc họp thì đã quá giờ, dời họp và tiếp tục nối tiếp nhau đến tối khuya. Ăn tối trong lúc họp có lẽ cũng không phải điều gì xa lạ.

Gần đây, một số bài báo và báo cáo nói về xu hướng người lao động không còn mặn mà với môi trường công sở, và rằng họ thà chọn resign chứ không quay lại văn phòng nữa. Hơi cực đoan, nhưng xu hướng đó thấy được từ các nước Âu Mỹ, có các chương trình trợ cấp an sinh chính phủ, còn với châu Á nghiện làm việc (và lo thất nghiệp) chắc còn lâu lắm mới tới mức đó.

Nhưng một thứ tui muốn nhấn mạnh là: thời gian cho cuộc sống thường nhật đang bị các tổ chức, cá nhân có quyền lực lạm dụng, dù vô tình hay là cố ý, thì cũng không nên để chuyện đó tiếp tục kéo dài. Nếu không làm việc ở nhà sẽ thấy stress hơn cả đi làm bình thường, ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu suất làm việc.

Hãy dùng thời gian hợp lý

Theo kinh nghiệm của bản thân thì kỷ luật sẽ giúp chúng ta vượt qua được việc lạm dụng này, giống như bỏ thuốc hay cai rượu vậy. Và các leader phải là người thực hành những điều này hơn ai hết.

  1. Có thời gian biểu làm việc hàng ngày, dậy giờ nào, bắt đầu làm việc từ mấy giờ, nghỉ trưa khi, bắt đầu ca chiều khi nào và khi nào kết thúc ngày làm việc. Tất cả nên được list ra và tự mình tuân thủ.
  2. Khi bắt đầu làm việc hãy thay một bộ đồ khác đồ ngủ (đồ đi chơi, thoải mái, casual). Mặc đồ ngủ làm việc sẽ tạo tâm lý quá thoải mái, trì trệ.
  3. Chủ trì các cuộc họp có mục đích rõ ràng, và dự tính thời gian kết thúc cuộc họp.
  4. Tự đề ra những ‘khung giờ giới nghiêm’ không làm việc công ty, chỉ dành cho bản thân và gia đình. Khung giờ giới nghiêm do bạn tự thoả thuận với bản thân và sẽ giúp leader chặn những cuộc họp overtime của những nhân viên quá năng nổ. Tự giúp mình giữ kỷ luật cũng chính là giúp cấp dưới của mình đó.
  5. Có khung giờ tự làm việc, thường đối với những người có gia đình là khoảng sau 9 giờ tối, khi mà mấy đứa nhỏ đã lên giường ngủ, đó cũng là thời gian yên tĩnh nhất trong ngày để tập trung.
  6. Không làm việc quá khuya, vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của ngày hôm sau. Còn Netflix với hóng drama nữa chứ.
  7. Không làm việc cuối tuần. LON/WFH cũng cần có ngày nghỉ chứ. Tôn trọng bản thân cũng là tôn trọng người khác.
  8. Gọi hội thoại với hội bạn, chat text khá mất thời gian, nên hãy gọi group chat, Facebook call, hoặc Discord. Đừng dùng ứng dụng họp để chat. Nghe giọng người sẽ làm bạn cảm thấy bớt cô đơn và hít được nhiều drama hơn.

Nếu dùng thời gian hợp lý, bạn sẽ thấy mình có nhiều thời gian hơn. Cho bản thân, cho gia đình. Và lời khuyên cuối cho sức khoẻ tâm thần trong thời gian này:

Internet ít thôi, bớt đọc tin tức, xem mạng xã hội, những ngày này vốn đầy rẫy tin giả và những mảnh tin khiến ta đau lòng, nhức đầu.

Sài Gòn, An Phú, 29.08.2021

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s