Đêm Noel bất ngờ | Phim Stop motion

Sản phẩm cộng tác của LUMINA GALLERY x TIDU WORKSHOP x TREE STUDIOS cà những người bạn 

Film Director Vuong Nguyen Executive producer Vuong Nguyen, Tieu Kim Phung Production Design TiDu workshop Producer Phung Tieu, Kei Nguyen Project coordinator Vy Nguyen Producer assistant Thao Huynh, Minh Hoang Character design TiDu, Than Trong Hien Director of Photography Vuong Nguyen, Hai Le Gaffer Vuong Nguyen, Tuan Tran, Hai Le Animator Than Trong Hien, Vuong Nguyen, Yen Nguyen, Thong Vong, Phat Tan Huynh Art Director TiDu, Kit Tik Screenwriter The Trong Wardrobe designer Tieu Kim Phung Storyboard artist Tuong Van Animatic Phat Tan Huynh Poster design Kit Tik Studio Banh Mi Trung Camera & Equipment Grips Banh Mi Trung Studio, Tree Studios, Kitsu Studio, Memo Post production | Film Editor Jessica Ly Colorist Dat Diep Music + VO RHY Software Sponsorship Thanh Phan Rig removal compositing – Paint – Roto artist Nghiem Nguyen, Hoang Nguyen, Quy Nguyen, Kim Yen, Lan Anh ,Nguyen Le Sydny, Phuong Thao, Thong Vong, Tuong Vy Behind the scene Vuong Nguyen, Yen Nguyen, Phat Tan Huynh Credit design Duong Hoang

You can read the condensed English version of showcase here.

2020 là một năm kì lạ. Một năm của nhiều cái nhất, đối với tui. Năm được nghỉ Tết dài nhất, được làm dự án sản xuất lớn nhất kể từ khi mở production house, tham gia dự án phim có thời gian on set dài nhất… và còn nhiều cái nhất khác nữa.

Bộ phim này có lẽ bắt đầu từ lần chat chít với Tidu hồi tháng 11, lúc Du đang dự hội chợ đồ chơi ở Hà Nội. Tụi tui cùng có ý định làm một bộ phim stop motion gì đó từ lâu, ngắn thôi, vui là chính, team 4 người, tui, Tidu, Phụng và Hiển. Thế là khi Tidu rủ rê bâng quơ ‘Ê, làm phim cho Noel không?’, thế là tui nói ‘Chơi!’. Sau cú đó, thì nhân sự trong team bắt đầu nhiều lên, quy mô dự án cũng phồng lên theo, chủ yếu là vì lòng tham vô đáy của tụi tui:

“Muốn làm một cái gì đó đẹp đẽ”

Kịch bản

Đầu tiên phải có kịch bản, muốn có kịch bản thì đi kiếm biên kịch. Đây là vị trí đầu tiên được ‘tuyển dụng’. Sau khi hỏi ý kiến đông-tây thì Vy, Copywriter và sau này kiêm luôn Project Coordinator tiến cử Thế Trọng, một Copywriter đồng thời là một biên kịch – Screen Writer. Chốt liền. Nhóm 3 người tụi tui bắt đầu làm kịch bản, 1 đêm, 2 đêm, thấy hòm hòm, bắt đầu đưa ra cho team còn lại xem. Tình cờ tìm thấy cuốn The Wes Anderson Collection: Isle of Dogs về, vừa ôm sách của sensei vừa hy vọng có gì đó áp dụng được vào dự án stop motion này. Trong đó có bài phỏng vấn với Wes Anderson, Roman Coppola và Jason Schwartzman mà người phỏng vấn đề cập tới cách viết kịch bản của Akira Kurosawa: 3 người cùng viết và sau đó phản biện lẫn nhau để ra kịch bản tốt nhất, vô tình lại tương tự cách mà bộ ba Wes – Roman và Jason cũng đang làm. Quá trình viết kịch bản, screen play không dừng lại khi bắt đầu bấm máy mà nó sẽ kéo dài đến tận hậu kì. Mọi thứ có thể thay đổi từng chút từng chút một cho đến khi bộ phim hoàn thành.

Trong quá trình làm phim này, tụi tui đã triệu hồi nhau để hội ý cũng khá nhiều lần. Đây là một quá trình mà ngay cả đến stillo matic artist và editor cũng sẽ tham gia đóng góp. Và những đóng góp từng tí từng tí này đã góp phần lớn thay đổi bộ phim, tui thấy là theo hướng tích cực.

Tưởng project

Hashtag #TưởngProject xuất hiện lần đầu sau khi tụi tui (Vy, project coordinator) có một cuộc nói chuyện ngắn trên đường đến studio vào buổi sáng. Dựa trên câu chuyện đã được triển khai về một ông già cô đơn, sống lặng lẽ, tưởng có vẻ khó gần, nhưng kì thực lại là một người có tấm lòng nhân hậu và ở cuối phim, mọi người nhận ra con người thật của ông già qua lăng kính của đám trẻ và chúng đến cùng chung vui đêm Giáng sinh với ông, một cái kết đẹp. Một cốt truyện gọn gàng và dễ hiểu, đối với mọi người, bắt đầu bằng định kiến, rồi tưởng this, tưởng that được tháo gỡ từ từ, thay đổi định kiến.

Chúng tôi, những người tham gia dự án này cũng đang làm việc trong ngành quảng cáo và sản xuất phim, nội dung số. Nhận thấy rằng nhiều người, cả khách hàng lẫn creative hay từ agency cũng hay tưởng rằng stop motion hay làm phim với mô hình là cách làm phim cổ điển, sản xuất trong thời gian ngắn và rẻ bởi dùng mô hình tỉ lệ nhỏ xíu so với các loại hình làm phim phổ biến.

Nội dung trong phim lẫn trong đầu của người xem vốn tiềm ẩn nhiều cái tưởng. Nút thắt trong phim được giải quyết trong phim, còn nút thắt về qui trình làm phim stop motion sẽ được tháo gỡ ở đây, trong khuôn khổ bài showcase này, hy vọng là vậy.
Đây là bản thảo kịch bản thứ 4, kế bên là bản sketch minh hoạ, chia frame cho kịch bản, để mọi người dễ hình dung.

Đạo diễn

Sau khi có kịch bản và bản sketch chia frame tự vẽ, tụi tui mới nhận ra rằng: chưa có đạo diễn. Chưa có ai từng làm đạo diễn bao giờ. Với chút kinh nghiệm làm phim tào lao và sự trơ trẽn hơi thừa, nên tui đã nhận vị trí này. Sau đó, thì cho đến khi phim đã lên Youtube thì tui vẫn còn đang hoang mang về quyết định này.

Producer

Người tui nghĩ đến đầu tiên đó là Kei, từ Tree Studios, một người bạn, producer đáng tin cậy từng làm khá nhiều dự án chung với nhà NYF và Lumina Gallery tụi tui. Vị trí Producer rất quan trọng, nên với kinh nghiệm quản lý dự án của Kei thì tui rất yên tâm là phim sẽ ra được, và ra đúng ngày dự định. Và quả như vậy, nếu không có Kei làm producer, chắc bộ phim này sẽ chẳng bao giờ ra sạp.

Từ trái sang, Hiển (animator) và Kei (producer) chuẩn bị cho một cảnh quay.

Bản brief tạo hình nhân vật đầu tiên.

Nhân vật và bối cảnh

Tạo hình nhân vật và bối cảnh phim được thực hiện bởi team Tidu và Hiển, vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm từ các dự án phim và commercial sử dụng mô hình trước đó, trong đó có bộ phim stop motion Ánh sáng xíu xiu cho mùa Trung thu.

Tui từng chơi xe mô hình. Nên có dịp độ xe cho set là tui mê lắm. Đây là quy trình độ chiếc con bọ từ xe mới thành xe cũ trong đêm trước khi onset. Từ rã xe, quấn masking tape, sau đó sơn từng mảng, làm cũ lớp sơn, dọn lại nội thất và gắn lại hoàn chỉnh.

Qúa trình weathering chiếc Volkswagen Beetle 1950 tỉ lệ 1:18 của hãng Welly từ xe mới thành xe cũ.

Animatic

Sau khi có kịch bản và bản sketch nham nhở của tui cho bộ phim, producer đề nghị vẽ shooting bo và làm animatic. Animatic đặc biệt cần thiết cho các dự án có animation, giúp cho crew nắm được toàn cảnh sơ bộ các cảnh quay, tinh thần chung của bộ phim, thời lượng, các treatment chuyển cảnh, âm thanh, nhạc nên, các đoạn insert cut, b-roll (hay các cảnh dẫn, liên quan đến phân cảnh chính). Và phần công việc quan trọng này được đảm trách bởi nhà Tree Studios với những nét vẽ ‘cưng xỉu’ và animator kiêm animatic artist từ nhà Memo Creative.

Animator khi thực hiện stillomatic đã thổi thêm vào animatic những treatment nhỏ thú vị, như cảnh dẫn vào phim, từ chân chạy của đứa trẻ, ra dần đến đám trẻ đang bu quanh ông già Noel cosplay ở đầu phim rất tự nhiên. Hay một đoạn chuyển khác từ tiếng chim hót trên cột điện chuyển xuống cảnh tạp hoá rất sinh độn. Hay ở cảnh gần cuối phim, animator có đề nghị một hành động phụ cho con mèo góp vui cho buổi tiệc Noel trước cảnh trao nón, tui nghĩ khá vui, nhưng tiếc là không có thời gian để diễn hoạt nên chúng tôi vẫn bám theo shooting bo để bảo đảm tiến độ.

Treatment các cảnh từ kịch bản đến shooting hoàn chỉnh.
Ghi chú ánh sáng và camera di chuyển / cú máy trên shooting bo.

Phục trang

Phần trang phục cho các diễn viên được đảm nhận bởi Phụng là co-founder, EP của nhà Lumina Gallery, đồng thời là đồng sản xuất dự án phim Noel này. Phụng vốn có ‘kinh nghiệm xương máu’ sau lần chuẩn bị phục trang, phối đồ cho bộ phim stop motion Cứu tinh mùa dịch cũng air vào dịp 8/3 năm nay với những bộ trang phục rất thời trang và chất chơi.

Ban đầu phần trang phục tính thực hiện bằng đất sét, nhưng sau một hồi thảo luận thì tụi tui đi đến quyết định sử dụng chất liệu vải thật, phần tóc, râu của nhân vật sử dụng bông và len. Sẽ cực hơn nhiều, nhưng lòng tham vô đáy ‘muốn làm cái gì đó đẹp đẽ’ lại trỗi dậy, dìm mất lý trí chạy deadline…

Quả nhiên, đồ vải lên diễn viên rất đẹp.
Set đồ đời thường.
Set đồ đi tiệc Noel.
Chú Phụng wardrobe designer cặm cụi bên thùng đồ nghề đan len chuẩn bị cho lúc về hưu.

Âm nhạc, SFX và VO

Phần nhạc trong phim được đảm trách bởi RHY. Bạn nhạc sĩ nhìn ngầu khét lẹt, nhưng hiền khô, thích hầu các mèo, gần đây nghe đâu đã trở thành ba nuôi bất đắc dĩ của bầy hamster 🤣. Sau khi lục tung kho nhạc stock rồi dành mấy đêm mix lại, làm VO và SFX, cuối cùng tụi tui đã có bản final mix ưng không thể nào ưng hơn nữa 👏. Cảm ơn RHY rất nhiều.

Bấm máy

Sau khi tất bật chuẩn bị thì ngày on set cũng tới, địa điểm đóng đô dự tính là 18 ngày chụp ở studio Bánh mì trứng Studio & Workshop sau đó giảm xuống còn 15 ngày. Bác chủ studio Tuấn Trần chịu chơi, đã support crew hết mình. Mỗi ngày 12 tiếng làm việc của crew. Mọi người có thể xem toàn bộ hình và timelapse behind the scene của dự án tại đây, bộ hình được đóng góp bởi nhiều thành viên trong crew.

Cảnh Hiển đang gắn rig arm CineSpark cho ông già trước một cảnh quay.

Đây là một cảnh quay thú vị mà tụi tui đã dùng gần hết chiều dài 8m của studio để tạo chiều sâu cho khu phố, góc camera từ trên cao hướng xuống diễn viên. Bắt đầu từ một tấm ảnh chụp thêm để làm material cho poster, do Phụng chụp sau đó share trên group thảo luận. Trong bo gốc không có cảnh này, sau đó nó đã được nhất trí thêm vào nhằm mô tả vị trí đơn độc, bị cô lập của ông già đối với những người xung quanh.

Sản xuất một phim stop motion hay một đoạn nhỏ vài giây cũng cần rất nhiều thời gian để lên kế hoạch, chuẩn bị, diễn hoạt và hậu kì, nên chắc chắn stop motion không phải là fastfood.

Animator

Diễn hoạt rất quan trọng, đòi hỏi rất nhiều sự tập trung và kiên trì, với khối lượng công việc lớn. Những đoạn do Hiển diễn hoạt thực sự rất sinh động, và có lẽ là animator duy nhất ‘không khóc khi chân máy bị đá trúng’ – nguyên văn của Hiển sau khi phim được chiếu.

Crisis

Đến ngày thứ 6, đỉnh điểm là ngày thứ 7. Các nhân vật có khung xương làm bằng kẽm xoắn bắt đầu rơi rụng, lìa đầu, tay chân, cho nên không còn cách nào khác, tụi tui đành dừng lại một ngày để team Tidu bảo trì và thay mới các bộ phận bị gãy, lỏng. Chuyện bảo trì này là bình thường đối với các dự án stop motion có các nhân vật có khung làm bằng kẽm.

Áp lực sau đó vẫn bắt đầu tăng cao, khi các nhân vật vẫn được báo là chưa đủ cứng để giữ cố định dáng khi diễn hoạt, tui còn nhớ đó là ngày cuối cùng ca của Yến. Trên set lúc đó, bầu không khí thật căng thẳng, trong các group chat cũng vậy. Tui đoán đây là tình huống mà mọi đạo diễn hay Producer đều sẽ trải qua trong quá trình sản xuất, không sớm thì muộn. “Mình làm được gì bây giờ?”, lúc đó tui nghĩ trong đầu. Mượn chiếc post của Lumina Gallery đánh dấu thời điểm căng thẳng đó.

Ta nói, lúc đó tình huống y như phim.

Đến khi tui ngồi vào chiếc ghế animator thì đó đã là những ngày cuối cùng, mà bo thì cũng còn kha khá cảnh chưa xong, mà lại là những cảnh khó, diễn hoạt cùng lúc nhiều nhân vật. Tôi nghĩ, chắc chắn sẽ không thể dừng thêm một ngày nào nữa để bảo trì nhân vật rồi nên tôi đã làm một việc hơi điên, đó là ngồi một lúc để nói chuyện với nhân vật khung kẽm, thương lượng cầu hoà với dàn diễn viên, đây là chuyện giờ mới kể. Tui nói chúng cố lên mấy đứa, còn vài cảnh nữa là mấy đứa sẽ được nghỉ phẻ rồi. Rồi tui cố gắng nhẹ nhàng hết sức, uốn, bẻ khớp diễn hoạt. Cho đến ngày cuối cùng đóng máy, không có gì xảy ra cả, lúc đó mới dám thở phào nhẹ nhõm. Cũng lạ nhỉ.

Cảm ơn mấy đứa, ờ-mây-zing gúp-chóp 👏. Dàn cast chụp chung chào cô chú trước về nhà với má Tidu, sau đó chúng tôi không còn gặp nhau lần nào nữa 🥲.

Hậu kì

Hậu kì xếp cuối cùng, nhưng thực ra, đội hậu kì của nhà Tree đã chạy hầu như song song với các team khác kể từ khi bấm máy. Xoá rig, xoá glue-tack, tẩy lông áo len, tỉa tóc, lông mày, chỉnh con ngươi mắt cho từng nhân vật, từng cảnh. Đó là khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt là vào mùa cuối năm và cận Tết, trong lúc phải lo làm job nhà nữa. Một lần nữa cảm ơn đội hậu kì của Kei đã cần mẫn ‘chạy nền’ cho dự án phim ra đúng tiến độ 🙏.

Một đoạn phim thô chưa xoá rig.

Bonus một clip phim behind the scene dễ thương của hoạ sĩ Dương Hoàng sau một buổi ngoại khoá đến studio, Dương Hoàng cũng là người thực hiện phần credit cho bộ phim.

Dựng phim & Colorgrading

Film editor có lẽ là vị trí cuối cùng tụi tui kêu gọi, thực ra là kêu cứu đúng hơn. Jess là editor đã đáp lại lời kêu cứu đó, tui nghe nói lúc đầu, vì quá bận, nên Jess đã từ chối, đến khi thấy được flow nháp cắt ghép vụng về bằng iMovie theo animatic, Jess mới nhận 😭🙏. Sau đó thì kết quả, tụi tui đã có được một bản dựng tuyệt vời hơn cả mong đợi, với những chi tiết nhỏ, ẩn rải khắp phim with intention đã được nêu bật hẳn lên. Trong đó có những chi tiết như tấm bản ‘không làm phiền’ ở hàng rào, con chó bò sữa băng bó ở chân hay đảo cảnh bà tạp hoá lên trước ở scene cãi nhau.

Phần colorgrading được thực hiện bởi Đạt Diệp, colorist đã add thêm chiều sâu cho các cảnh phim, làm cho phần da căng mịn của đất sét trở nên giống như da người hơn, làm cho ánh sáng ở các cảnh nối tiếp nhau trở nên hợp lý hơn rất nhiều. Cảm ơn Jess và Đạt rất nhiều.

Poster & thumbnail

Phần mặt tiền của bộ phim trên các social network được đảm nhận bởi Kit Tik, art director của Leo Burnett, dựa vào những material tụi tui chụp trên set cùng với một buổi chụp ‘lặng lẽ’ của Kit trên set vào một chiều chủ nhật, tụi tui đã có một chiếc poster và thumbnail phim thiệt chỉn chu. Tui rất thích phần typo và đề nghị dùng typo cho làm tittle cho phim. ‘Thấy thumbnail là thumbs up rồi’ – trích một comment. Ừm, công nhận 👍🥲.

Đạo diễn/ co-producer/ DOP/ gaffer/ animator

Nếu nói về mình trong dự án này, tui chỉ xin mượn từ trong một bài hát của Đen Vâu để phát biểu thôi: ‘may vãi’. May vì có được những người bạn, sát cánh cùng nhau thực hiện một chiếc phim stop motion, cùng nhau mơ một giấc mơ trước Giáng sinh rồi sau đó lại trở về với cuộc sống thường nhật. Dù đôi khi tui cũng làm họ giận ít nhiều, thế không phải may thì là gì 🥲. Xin cảm ơn, vì tất cả. Nếu mà tỉnh thì chắc tui không có làm nghề này đâu.

Bonus cảnh chú chim cánh cụt đu dây điện không kịp xuất hiện trong phim.

Như bạn thấy đó thời gian, công sức, sự tỉ mỉ và kiên trì phải bỏ ra cho một đoạn phim stop motion không hề nhỏ. Bộ phim là sản phẩm của sự cộng tác của nhiều đội, nhiều cá nhân với những kĩ năng đặc biệt, không thiếu khâu nào được. Qua dự án phim lần này, tụi tui cũng thu nhặt được và vỡ ra được nhiều thứ hay ho.

Stop motion không mới, nhưng nó cần những người bạn, những người khám phá và ứng dụng được sức mạnh cũng như sự duyên dáng rất con người của stop motion.

Chúng tui hy vọng mình là những người như thế.

Sài Gòn, An Phú, 25.12.2020

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s