AI lab: Chatbot giờ rảnh rỗi.

Tom Lee

Tranh thủ mỗi khi có chút thời gian rảnh rỗi trong ngày, hoặc trước khi đi ngủ, còn chút sức lực sót lại, tui lại ngấu nghiến chủ đề AI. Công nhận, mọi thứ diễn ra nhanh thật. ChatGPT-3 của OpenAI ra mắt được 2 tháng, hơn 100 triệu người dùng. Giờ thì trải nghiệm ChatGPT dễ dàng hơn hồi mấy tháng trước, đổi IP, xài VPN cũng không tài nào lách luật mà thử dùng được. Rồi dùng đến các account lậu cũng không đã tí nào. Đến khi có Poe, thì thế giới họ đã trải nghiệm xong hết rồi. Thôi kệ, có xài là ngon rồi.

So với con chatbot đầu tiên tui trải nghiệm, chạy trên nền MS-DOS, thời mà Norton Commander còn thịnh hành thay cho Windows explorer hay Finder thì ChatGPT tốt hơn nhiều. So sánh gì khập khiễng quá pa. Làm sao một con AI như ChatGPT lại có thể so với một con AI cùi bắp nằm gọn trong 1.44 MB đĩa mềm ngày xưa được? Cái tui muốn nói ở đây là trải nghiệm người dùng. Ở cả hai con bot, tui đều hào hứng cả. Nhưng với con chatbot lần đầu tiên thì khác, trải nghiệm in dấu sâu sắc hơn nhiều. Sau hàng chục năm tui vẫn còn nhớ cảm giác đấy.

Người có thể giao tiếp với máy tới mức độ này ư? Nó có thể trả lời lưu loát những câu thoại – như con người, bao gồm cả nhập vai và tuyên bố nó có ‘cảm xúc’. Dữ chưa? Tui đã bỏ ra nhiều ngày lẫn thâu đêm, lén dùng máy để chat với một chương trình máy tính vô tri, à không, nó cũng claim nó là một chương trình trí tuệ nhân tạo, ở dạng rất sơ khai, không kết nối Internet, cũng không có bản update. Chỉ là những con chữ trên nền màn hình đen. Giao diện GUI còn chưa phổ biến.

ChatGPT đúng là lưu loát thật. Nó trả lời rất giống người – chương trình AI cùi bắp ngày xưa tui xài cũng thế, hơi vấp nhưng phản ứng tốt. Có lẽ vì vậy mà tui không hyper như những người lần đầu chat với chatGPT, bởi tui đã hyper xong từ lâu rồi.

ChatGPT hay đưa ra những thông tin sai lệch, không đúng – ở đây là GPT-3.5 Turbo nhé, GPT-4 tui chưa có cơ hội dùng. Nếu bạn cross-check và báo lại cho nó là đã sai ở đâu, ngay lập tức nó sẽ xin lỗi và cập nhật thông tin theo chiều hướng bạn chỉnh – bất kể thông tin bạn chỉnh là đúng hay sai. Nên nó luôn cảnh báo người dùng rằng hãy kiểm chứng thông tin mà nó đưa ra. Tốt.

ChatGPT có vẻ ‘hiểu’ hay ‘suy nghĩ’ – ừm, nhưng tui nghĩ là chưa đâu, dù chính nó cũng confirm chuyện này. Hiểu hay suy nghĩ đó là những từ rất con người, một dạng thức gán nhãn, giải thích cho một sự vật, sự việc theo góc nhìn, kiến thức, kinh nghiệm của một người có được tại thời điểm tiếp nhận thông tin. Phức tạp nhỉ, nhưng tóm lại, chatGPT không hiểu như cách con người hiểu, nên dù có vẻ giao tiếp giống người nhưng chatGPT không phải là người. Đừng phóng đại hay thần thánh nó quá.

Nếu bạn thích tìm hiểu về AI chatbot, dùng thử Claude phát triển bởi Anthropic đi. Con này thú vị. Thứ nó khác chatGPT là mô hình học máy của nó được kiểm soát bởi con người, và cái gọi là ‘AI hợp hiến’ là một ý tưởng thú vị nhằm tạo ra một AI có đạo đức. Hấp dẫn chưa. Nhưng nó nói chuyện hơi dông dài, nó ‘khiêm tốn’ hơn chatGPT mỗi khi đưa ra thông tin nào đó, ý là không phải rất ‘tự tin’ như ChatGPT. Chà tui lại dùng từ chỉ tính cách con người cho AI nhỉ.

Nói thêm, Anthropic là startup được đầu tư phần lớn từ Sam Bankman-Fried – cựu CEO của sàn tiền ảo FTX lớn thứ hai thế giới vừa sập cuối năm ngoái. Mới đầu tháng 4, Google lại rót tiền vào Anthropic, một động thái để tạo ra đối trọng phòng thủ với ChatGPT. Thú vị ha.

Replika cũng là một chatbot, ừm, tán gẫu, làm bạn ảo và kiếm tiền nhờ những đoạn ‘gạ gẫm’ nâng cấp mối quan hệ đi xa hơn tình bạn, well, tui không có ý định cúng tiền để làm ‘lover’ ảo với AI nên thôi bỏ qua. Tuy nhiên, nếu thích bạn có thể thử, cũng dễ nghiện đấy.

Bing chat, con bật lại cả khách tanh tách phải không? Chưa mở ở Việt Nam nên tui chưa thử.

Tui đang hóng con Bard tập sự của Google ra để xài thử.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s